Vượt qua nỗi lo mang tên TPD – Giới thiệu giải pháp của PTGVietnam đã được khách hàng áp dụng thành công

  • 19/05/2024

 

TPD (Translucent post - larvae disease) - Bệnh mờ đục hậu ấu trùng, hoặc Hậu ấu trùng tôm thủy tinh được phát hiện tại các trại tôm giống ở Ecuador (2015) với các triệu chứng tôm chết hàng loạt, đến năm 2020 dịch bệnh này bùng phát mạnh mẽ tại Trung Quốc và năm 2023 vừa qua Nghề nuôi tôm tại Việt Nam chúng ta lại chịu ảnh hưởng rất lớn từ dịch bệnh này. Trong các bể ương ấu trùng tôm giống có sự hiện diện của TPD, sự phát triển của ấu trùng tôm diễn ra bình thường cho đến khi ấu trùng chuyển qua giai đoạn Post (thường ở giai đoạn PL2 đến PL15) thì các triệu chứng đặc trưng của bệnh TPD bắt đầu xuất hiện: Gan tụy mờ nhạt, không màu, đường ruột trống hoàn toàn. Một chủng Vibrio parahaemolyticus mới và có độc lực cực cao so với Vibrio parahaemolyticus thông thường gây ra EMS (hội chứng tôm chết sớm) được gọi là HLVP (Highly Lethal Vibrio Parahaemolyticus) được phát hiện là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.

Sự ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh TPD đe dọa nghiêm trọng đến ngành nuôi tôm trong khi hiểu biết về tác nhân gây bệnh và tìm ra các loại thuốc có tác dụng phòng trị dịch bệnh TPD còn rất hạn chế. Mỗi người nuôi tôm chúng ta phải tìm cách tự bảo vệ trang trại nuôi tôm của mình trước nguy cơ dịch bệnh TPD xâm nhập. PTGVietnam giới thiệu một số kinh nghiệm thực tế đã áp dụng thành công tại các trang trại nuôi tôm là khách hàng của PTGVietnam để vượt qua nỗi lo mang tên TPD.

 

1. Chọn giống đã qua xét nghiệm và thả tôm Post 15 trở lên, kích thước 1,5 cm (không thả tôm Post nhỏ). Thực hiện đầy đủ các bước kiểm tra tôm giống ở tại công ty sản xuất tôm, bao gồm:

  • Quan sát quy trình sản xuất tôm giống ở trại tôm có sử dụng kháng sinh hay không (nếu có, không nên mua).
  • Lấy mẫu tôm quan sát bằng cảm quan, Test Formol (100ppm trong vòng 30 phút), sốc nước ngọt (0 phần ngàn).
  • Kiểm nghiệm tôm giống tại trung tâm kiểm dịch có uy tín về tất cả các loại bệnh trên tôm giống thường gặp.

 

2. Vệ sinh khu vực trang trại tôm và các trang thiết bị cẩn thận trước khi thả giống mới (ngâm khử trùng toàn bộ trang thiết bị trên ao). Diệt khuẩn nước triệt để trước khi thả tôm 48h.

  • Sử dụng AlphaSep 2kg/1000m3.

 

3. Đánh men vi sinh để gây hệ vi sinh có lợi 6 giờ ngay sau khi diệt khuẩn (100g/1000m3 liên tục trong 2 ngày trước khi thả tôm, sử dụng thêm 20ppm đường mật đã được nấu sôi) để vi sinh có điều kiện thuận lợi phát triển. Mục đích là để các chủng vi sinh Bacillus subtilis và Bacillus Licheniformis phát triển ở sinh khối 100.000 CFU/ml, điều này sẽ giúp ức chế toàn bộ sự phát triển của (HLVP) Vibrio parahaemolyticus độc lực cao gây bệnh TPD.

  • Sử dụng men vi sinh BioPre.

 

4. Kiểm tra các chỉ số môi trường (pH, kiềm, nhiệt độ, oxy hòa tan, độ trong , độ mặn, NH3, NO2, H2S,...) thật ổn định và cân bằng trước khi thả tôm. Trong môi trường vi sinh vật (men vi sinh) có lợi phát triển mạnh và cân bằng (BioFloc) thì các loại vi khuẩn gây bệnh (Vibrio) thường không thể phát triển.

 

Vượt qua nỗi lo mang tên TPD – Giới thiệu giải pháp của PTGVietnam đã được khách hàng áp dụng thành công

Hình 1: Đồ họa triệu chứng TPD

 

Vượt qua nỗi lo mang tên TPD – Giới thiệu giải pháp của PTGVietnam đã được khách hàng áp dụng thành công

Hình 2. Các dấu hiệu lâm sàng của tôm thẻ chân trắng bị ảnh hưởng bởi bệng mờ đục hậu ấu trùng(TPD). (a) Các cá thể P. vannamei được thu thập từ các bể nuôi hậu ấu trùng bị ảnh hưởng bởi TPD. (b) Các cá thể P. vannamei từ thử nghiệm sinh học thử thách ngâm nước. Tất cả các mẫu đều ở giai đoạn PL7 và chiều dài cơ thể khoảng 0,6–0,9 cm. Những cá thể bị bệnh (được biểu thị bằng mũi tên trắng) có biểu hiện hội chứng gan tụy và hoại tử đường tiêu hóa bất thường. Gan tụy và đường tiêu hóa của hậu ấu trùng bị bệnh nhợt nhạt, không màu. Tỷ lệ bar scale lần lượt là 10 mm và 2 mm in (a, b) và hình ảnh được phóng to.

 

zalo-img.png