Giải pháp phòng ngừa bệnh gan tụy cấp và bệnh đốm trắng ở tôm

  • 12/05/2023
Giải pháp phòng ngừa bệnh gan tụy cấp và bệnh đốm trắng ở tôm
Trong quá trình nuôi tôm, mức độ thâm canh hóa ngày càng cao, thời tiết biến động bất thường… dẫn đến ao nuôi xuất hiện các virus gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm cho tôm như bệnh gan tụy cấp và bệnh đốm trắng. Để hiểu hơn về hai loại bệnh này cũng như giải pháp phòng ngừa bệnh ở tôm, mời bà con cùng theo dõi thông tin dưới đây.
 
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

1. Nguyên nhân gây bệnh gan tụy cấp

Giải pháp phòng ngừa bệnh gan tụy cấp và bệnh đốm trắng ở tôm

Bệnh gan tụy cấp hay còn gọi là bệnh hoại tử gan tụy cấp là một bệnh rất nguy hiểm ở tôm. Nó thường diễn ra vào mùa mưa, khi thời tiết biến động mạnh. Loại bệnh này gây chết tôm hàng loạt chỉ sau một thời gian ngắn. 
 
Nguyên nhân gây bệnh gan tụy cấp là do vi khuẩn vibrio parahaemolyticus làm rối loạn chức năng và phá hủy các mô gan tụy của tôm. Tuy nhiên, tùy vào giai đoạn tôm bị bệnh mà bà con biết được nguồn gốc gây ra vi khuẩn vibrio parahaemolyticus khiến tôm bệnh. Nếu tôm bệnh trong giai đoạn tôm dưới 35 ngày tuổi là do bị nhiễm bệnh từ tôm bố mẹ. Nếu ở giai đoạn 35 - 60 ngày tuổi thì nguyên nhân phần lớn nằm ở việc quản lý ao nuôi kém.

2. Nguyên nhân gây bệnh đốm trắng

Giải pháp phòng ngừa bệnh gan tụy cấp và bệnh đốm trắng ở tôm

Bệnh đốm trắng cũng là một loại bệnh vô cùng nguy hiểm, gây tỷ lệ chết ở tôm lên đến 90-100% chỉ sau khoảng 3-10 ngày nhiễm bệnh. Loại bệnh này thường xuất hiện vào mùa lạnh, khi nhiệt độ nước giảm xuống dưới 32 độ C. 
 
Bệnh đốm trắng ở tôm do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có một phần do virus White Spot Syndrome Virus – WSSV hoặc vi khuẩn Bacteria White Spot Syndrome – BWSS gây bệnh. Mầm bệnh trong tôm xâm nhập từ bên ngoài thông qua nguồn nước hoặc từ giáp xác (cua, còng, cáy…) gây lây lan dịch nhanh chóng. Bệnh đốm trắng lây lan chủ yếu theo chiều ngang và rất dễ bùng phát khi môi trường biến đổi theo chiều hướng xấu làm cho tôm nuôi bị sốc.
 
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH
Khi thấy tôm có những biểu hiện dưới đây, bà con cần lưu ý ngay đến việc tôm đang bị nhiễm bệnh gan tụy cấp hoặc bị bệnh đốm trắng.
 
1. Dấu hiệu nhận biết bệnh gan tụy cấp
  • Tôm chậm lớn, bơi lờ đờ, bỏ ăn, tấp mé bờ.
  • Khi đã phát bệnh, tôm sẽ rớt đáy rất nhanh và chết ở đáy ao.
  • Tôm bị mềm vỏ, ruột ít hoặc không có thức ăn, màu sắc biến đổi.
  • Khi bắt tôm lên kiểm tra sẽ thấy gan tụy của tôm mềm nhũn, teo lại hoặc sưng to, màu nhạt. Hoặc cũng có trường hợp gan chai sạn, màu sẫm, không còn các giọt dầu.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh đốm trắng
  • Tôm giảm ăn, chậm lớn, bơi chậm và dạt bờ.
  • Trên thân tôm xuất hiện những đốm trắng nằm ở dưới lớp vỏ ở giáp đầu ngực hoặc toàn thân.
  • Thân tôm đổi màu sắc, thường là màu hồng tím, đỏ.
  • Tôm đột ngột chết hàng loạt trong vòng từ 3-10 ngày.
 
GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH CHO TÔM
Để ngăn ngừa bệnh gan tụy cấp và bệnh đốm trắng ở tôm, bà con nông dân cần lưu ý những điều sau:
1. Khâu chọn con giống
Tôm giống có thể nhiễm mầm bệnh từ tôm bố mẹ dẫn đến nhanh chóng phát bệnh sau khi mới thả. Vì thế, ngay từ khâu chọn con giống bà con cần sàng lọc cẩn thận, phải qua khâu kiểm dịch, xét nghiệm và mua tại các cơ sở uy tín chất lượng.
 
2. Khâu quản lý môi trường ao nuôi
Môi trường ao nuôi kém chất lượng, nguồn nước ô nhiễm là nguyên nhân chính khiến virus gây bệnh ở tôm sinh sôi. Vì vậy, trước khi thả tôm giống, bà con cần cải tạo và sát trùng ao nuôi bằng cách vét đáy ao, phơi nắng với vôi, sát trùng đáy ao để hạn chế virus.
 
Khi tôm ở giai đoạn ăn nhiều, bà con có thể xử lý đáy ao và nguồn nước bằng các sản phẩm hỗ trợ như men vi sinh xử lý đáy BIOPRE, diệt khuẩn BKC PLUS hoặc CARBAPEN PLUS hạ khí độc, cắt tảo, tiêu diệt vi khuẩn, nấm và một số virus; đồng thời hỗ trợ khống chế sự phát triển của tảo, ổn định độ trong và hàm lượng oxy hòa tan trong nước. 
 
Trong quá trình nuôi, bà con cần điều chỉnh lượng thức ăn theo từng giai đoạn phát triển của tôm, tránh lượng thức ăn dư thừa gây ô nhiễm đáy ao. Thường xuyên theo dõi điều chỉnh các yếu tố môi trường phù hợp. Ngoài ra, bà con có thể sử dụng thêm siêu khoáng tổng hợp ALKA để duy trì môi trường ao nuôi chất lượng, làm tăng độ kiềm, ổn định độ pH và bổ sung khoáng chất, giúp tôm khỏe mạnh hơn.
 
3. Tăng cường hệ miễn dịch cho tôm
Giải pháp tốt nhất để phòng bệnh chính là tăng cường hệ miễn dịch cho tôm thông qua việc bổ sung dinh dưỡng và các chất hỗ trợ hệ miễn dịch cho tôm. Vì vậy, bà con cần cho tôm ăn đủ lượng mỗi ngày, sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, thức ăn không nhiễm nấm.
 
Bên cạnh đó, bà con cần bổ sung thêm vitamin B, C và khoáng chất tăng cường sức đề kháng cho tôm. Đặc biệt, trong một số giai đoạn quan trọng như tôm nhỏ, tôm chậm phát triển và có dấu hiệu bệnh… bà con có thể sử dụng tăng trọng S-GROWTH với thành phần là vitamin B1, B8, B12 và các khoáng chất khác giúp kích thích tôm thèm ăn và hấp thụ triệt để dinh dưỡng; tăng sức đề kháng và nâng cao khả năng chống chịu bệnh ở tôm.
 
Ngoài ra, hãy định kỳ sử dụng các chế phẩm sinh học để hỗ trợ tăng đề kháng và bảo vệ sức khỏe gan của tôm. Bà con có thể tham khảo sản phẩm đặc trị gan SUPLIVER với các thành phần như Sorbitol, Inositol, Methionine, vitamin B12, C, Choline... giúp hỗ trợ quá trình tái tạo lại tế bào gan, giúp trung hòa độc tố có trong gan, hỗ trợ quá trình chuyển hóa và hấp thụ thức ăn trong giai đoạn tôm nhỏ chức năng gan chưa hoàn thiện.  
 
Ngoài các giải pháp trên, bà con cần thường xuyên giám sát tình hình sức khỏe tôm nuôi để có thể xử lý kịp thời khi tôm nhiễm bệnh, tránh lây lan dịch bệnh sang các ao tôm khác. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bà con khống chế được bệnh gan tụy cấp và đốm trắng ở tôm, giúp tôm nuôi đạt năng suất và chất lượng cao!

-------

???? Đăng ký theo dõi PTG VIETNAM để cập nhật các thông tin mới nhất từ chúng tôi tại:
--------
PTG VIETNAM
???? 79 đường B4, khu đô thị Sala, P. An Lợi Đông, Q.2, TP.HCM
☎ 0931 840 461
???? ptgvietnam.com.vn
zalo-img.png