Lưu ý khi sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm

  • 30/11/2022

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG NUÔI TÔM

Trong nuôi trồng thuỷ sản hiện đại, việc sử dụng sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường và thuốc kháng sinh là điều không thể tránh khỏi. Mức độ thâm canh càng cao thì mức độ sử dụng thuốc, hoá chất càng nhiều. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp người nuôi dùng kháng sinh, sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường không đúng quy định kỹ thuật nên không đạt hiệu quả như mong đợi.
 
Kháng sinh là hoạt chất tự nhiên được chiết xuất từ vi sinh vật (thường là vi nấm) có tác dụng chống vi khuẩn. Kháng sinh không làm con vật khỏe lên, kháng sinh được sử dụng để ức chế, kìm hãm sự phát triển và tiêu diệt các vi sinh vật khác một cách toàn diện. Vì thế, kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh do vi khuẩn gây ra ở người, vật nuôi và cây trồng.
 
Người nuôi tôm cần hiểu bản chất, cơ chế hoạt động và các tác hại của những chất này để có thể sử dụng đúng liều, đúng cách, đảm bảo an toàn cho người sử dụng và hạn chế các tác động môi trường. Nếu kháng sinh bị dùng sai cách, dẫn đến việc tôm sẽ bị lờn thuốc, sau này rất khó điều trị khi mắc các bệnh nghiêm trọng.
 
Dựa vào cơ chế tác động, kháng sinh được phân thành 2 nhóm:
1⃣ Nhóm diệt khuẩn: tiêu diệt hẳn vi khuẩn gây bệnh (Rifamycin hay các kháng sinh thuộc nhóm Quinolones)
2⃣ Nhóm ức chế khuẩn: kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn chứ không tiêu diệt (Erythromycin, Spiramycin, Oxytetracycline hoặc các kháng sinh thuộc nhóm Sulphonamides)
 
Kháng sinh tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của tôm nếu được trộn vào thức ăn, khiến cho tôm chậm lớn. Hoặc chúng có thể diệt các vi khuẩn có lợi trong môi trường nếu đưa vào nước ao. Kháng sinh không diệt được virus. Vì thế với các bệnh do virus gây ra như đốm trắng, Taura, đầu vàng, tôm còi MBV hay hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô… thì không thể sử dụng kháng sinh để phòng hoặc trị. Đặc biệt, sản phẩm tôm nuôi nếu có dư lượng kháng sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người ăn phải, do đó sẽ gặp nhiều khó khăn trong khâu tìm đầu ra, đặc biệt là xuất khẩu.
 
Trong những trường hợp bắt buộc phải sử dụng kháng sinh để trị bệnh, người nuôi cần lưu ý những điểm quan trọng sau:
 
✅ Kháng sinh được sử dụng để trị bệnh, không phải để phòng bệnh, nên không sử dụng kháng sinh khi chưa thấy biểu hiện bệnh; Hạn chế sử dụng kháng sinh khi không cần thiết và chỉ sử dụng cho bệnh do vi khuẩn gây ra.
✅ Chỉ sử dụng những nhóm kháng sinh được phép sử dụng cho mục đích nuôi trồng thuỷ sản. Dừng sử dụng 14 ngày trước khi thu hoạch tôm.
* Sử dụng đúng loại, đúng bệnh, đúng liều, đủ thời gian theo chỉ dẫn.
✅ Chú ý kiểm tra đầy đủ thành phần thuốc, bao bì còn nguyên vẹn, nhãn mác đủ thông tin về tên, thành phần hướng dẫn sử dụng, ngày sản xuất, hạn dùng,...
 
Và hơn hết, bà con cần đặc biệt lưu ý, bên cạnh việc xử lý nước đúng quy trình với sản phẩm xử lý nước chất lượng, cách hữu hiệu nhất trong việc bảo vệ sức khoẻ của tôm là sử dụng các chế phẩm sinh học giúp tăng sức đề kháng gan tụy của tôm ngay trong giai đoạn tôm bắt đầu ăn, đảm bảo tế bào gan tụy được bảo vệ một cách tốt nhất. Như thế, tôm có sức đề kháng tốt trước các mầm bệnh, phát triển nhanh, và cũng giảm thiểu nguy cơ phải dùng kháng sinh điều trị sau này.
 
???? ???? ???? Liên hệ với PTG VIETNAM ngay hôm nay để nhận được tư vấn hoàn toàn miễn phí về các giải pháp giúp sử dụng kháng sinh khi nuôi trồng thủy sản.
**Bài viết có sử dụng thông tin từ “Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường trong NTTS” của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và nhiều nguồn khác.
 
--------
???? Đăng ký theo dõi PTG VIETNAM ngay hôm nay để nhận được tư vấn hoàn toàn miễn phí và hỗ trợ kịp thời từ chúng tôi.
--------
PTG VIETNAM
???? 79 đường B4, khu đô thị Sala, P. An Lợi Đông, Q.2, TP.HCM
☎ 0931 840 461
???? ptgvietnam.com.vn
 
zalo-img.png