**Bài viết được tổng hợp và sử dụng thông tin từ nhiều nguồn
Trong ngành nuôi tôm, để tôm phát triển nhanh và đạt tỉ lệ đồng đều, thì nguồn thức ăn, và các loại chế phẩm sinh học đóng vai trò rất quan trọng, bà con nuôi trồng cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức để có thể lựa chọn phù hợp với từng loại tôm và từng giai đoạn phát triển của tôm. Các loại này cần phải đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn nước, dễ gây dịch bệnh cho tôm.
Có thể chia các loại thức ăn của tôm thành 3 loại cơ bản sau:
Thức ăn tự nhiên: bao gồm các phiêu sinh vật (động thực vật phù du), các mùn bã hữu cơ, các loại thực vật sống dưới nước.
Thức ăn tự chế: được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sẵn có như ốc, cá tạp, các phế phụ phẩm trong nông nghiệp.
Thức ăn công nghiệp: được sản xuất và cung cấp bởi các nhà máy sản xuất thức ăn của tôm.
Thông thường, trong giai đoạn đầu tôm khi mới được thả, bà con cần chú ý lựa chọn thức ăn công nghiệp để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tôm tăng trưởng tốt hơn, vì trong giai đoạn này môi trường nước chưa ổn định, và nguồn thức ăn tự nhiên cũng còn hạn chế.
Thêm một vấn đề cần lưu ý, để tôm có thêm sức đề kháng chống lại các loại virus gây bệnh và tăng khả năng tiêu hoá thức ăn của tôm, bà con nên bổ sung các loại chế phẩm sinh học, men tiêu hoá, vitamin C và các loại khoáng chất cần thiết khác hoà trộn vào thức ăn.
Cho tôm ăn đúng cách:
Tôm mới thả nuôi từ 7-10 ngày: thức ăn ở dạng bột mịn, cần tắt quạt nước, trộn thức ăn với nước rồi tạt xuống ao, cho tôm ăn cách xa bờ từ 2-4 mét. Giai đoạn này nên tăng cường thêm các chế phẩm sinh học giúp bổ sung lợi khuẩn đường ruột và tăng sức đề kháng giúp tôm chống chọi lại các yếu tố bất lợi từ môi trường.
Tôm đã thả nuôi từ 10-15 ngày: thức ăn ở dạng hạt nhỏ, điều này giúp tôm làm quen và bà con có thể dễ dàng kiểm tra lượng thức ăn dư. Cho hạt nhỏ vào sàng và đặt cách quạt nước từ 12-15cm, cứ mỗi 1600-2000m2 đặt một sàng, không đặt sàng ở góc ao. Giai đoạn này nên bổ sung khoáng chất và vitamin theo liều lượng chỉ định giúp tôm tăng sức đề kháng, tránh hiện tượng tôm thiếu khoáng dẫn đến cong thân, đục cơ.
Tôm đã thả nuôi sau 15 ngày: thức ăn thông thường. Giai đoạn này nên bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất, chết phẩm sinh học theo chỉ định của nhà cung cấp, giúp tăng sức đề kháng và khả năng sống cho tôm.
Đối với tôm thẻ chân trắng, sau khi thả giống ngày đầu tiên nên cho ăn với liều lượng từ 2,8 – 3kg/ 100.000 con giống. Trong 10 ngày đầu tiên cứ 1 ngày tăng 0,4kg/ 100.000 giống. Từ ngày thứ 10 đến 20, cứ 1 ngày tăng 0,5kg/ 100.000 giống.
Tôm mới thả có thể cho ăn từ 5-6 bữa/ ngày, sau đó có thể giảm dần xuống còn 4 bữa/ngày để tôm tự bắt mồi và tiêu hoá tốt hơn khi tôm đạt 30 ngày tuổi. Liều lượng thức ăn của mỗi bữa có thể tương đương nhau, hoặc tự động điều chỉnh cho phù hợp tuỳ vào tình hình sức khoẻ tôm và các yếu tố liên quan đến môi trường. Nên tiến hành bắt tôm để kiểm tra trọng lượng, so sánh với bảng hướng dẫn cho ăn, sau đó định kỳ 10 ngày kiểm tra trọng lượng tôm 1 lần để có thể kiểm soát và điều chỉnh liều lượng thức ăn cho phù hợp.
Thức ăn và các chế phẩm sinh học nếu được kết hợp sử dụng nhịp nhàng sẽ mang đến hiệu suất nuôi trồng tốt, đem lại lợi ích kinh tế cao cho bà con.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn giải đáp các thắc mắc liên quan đến nuôi trồng thủy sản, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 093 184 0461. PTG Vietnam rất hân hạnh được đồng hành cùng bà con.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn giải đáp các thắc mắc liên quan đến nuôi trồng thủy sản, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 093 184 0461. PTG Vietnam rất hân hạnh được đồng hành cùng bà con.
--------